Mẹo nhỏ hạn chế gãy mũi taro khi gia công Máy taro điện

Gãy mũi taro khi gia công với máy taro điện luôn là vấn đề khiến mọi kỹ thuật viên đau đầu, việc hạn chế tình trạng này có hoàn toàn phải phụ thuộc vào kinh nghiệm của thợ đứng máy hay không? Liệu có còn những giải pháp nào hiện đại hơn và chủ động hơn để ngăn ngừa trường hợp gãy mũi taro hay không?

Nội dung chính

Những nguyên nhân khiến mũi taro bị gãy khi gia công với máy taro điện

Máy taro điện tự động là giải pháp tối ưu để hạn chế tỷ lệ gãy mũi taro với nhiều tính năng chống gãy rất hiệu quả, tuy nhiên cũng không thể đảm bảo tính an toàn tuyệt đối cho mũi taro được. Có rất nhiều lí do có thể khiến mũi taro bị gãy trong quá trình gia công, chúng ta có thể liệt kê một vài nguyên nhân và cách khắc phục như sau:
Lựa chọn mũi taro không hợp với phôi khi gia công bằng máy taro điện tự động
Khi gia công với máy taro điện tự động, mũi taro hoàn toàn có thể bị gãy nếu lựa chọn loại mũi có cấu tạo vật chất không tương thích với vật liệu cần gia công. Chẳng hạn như chúng ta sử dụng mũi taro chuyên nhôm màu trắng không có lớp phủ để gia công vật liệu thép cứng và inox, vậy thì trường hợp này rất dễ gây ra gãy mũi taro, vì mũi taro chuyên nhôm hoàn toàn không đủ độ cứng để gia công với inox hoặc thép cứng, độ cứng của mũi taro được khuyên dùng phải lớn hơn độ cứng của vật liệu cần gia công. Và trường hợp ngược lại, nếu chúng ta sử dụng mũi taro phủ TIN vàng chuyên inox để gia công nhôm thì sẽ gây ra hiện tượng phoi bị bết, không thoát được, dẫn tới kẹt, gãy mũi taro. Đặc biệt, nếu gia công lỗ bít, nên lựa chọn mũi taro xoắn, và lỗ thông thì nên chọn mũi taro thẳng. Do đặc điểm của mũi taro thẳng là dẫn hướng phoi rơi xuống dưới, còn mũi taro xoắn là thoát phoi lên trên, do đó nếu dùng mũi thẳng taro lỗ bít thì phoi sẽ bị đẩy rơi xuống đáy lỗ, không thể thoát ra ngoài được, trong trường hợp này, khi mũi taro gia công xuống đáy lỗ sẽ bị kích vào phoi và gây gãy mũi taro.

Chế độ cảm biến lực momen xoắn của máy taro điện tự động bị tắt

Chức năng chống gãy mũi taro của máy taro điện tự động chính là nhờ vào cảm biến lực momen xoắn bảo vệ mũi taro, vậy nên, nếu như tắt chức năng này đi thì máy taro điện cũng sẽ giống các loại máy khoan taro khác trên thị trường, sẽ không thể tự động cảm biến lực khi quá tải để ngắt chuyển động của động cơ servo được nữa. Lúc này, nếu như mũi taro không máy bị kẹt cứng thì động cơ vẫn hoạt động bình thường, không dừng lại và dễ dàng bẻ gãy mũi taro.


Lựa chọn chế độ taro trên máy taro điện tự động không phù hợp

Trên máy taro điện tự động có chức năng Ordinary operation – hay còn gọi là chức năng gia công lỗ nông. Ở chế độ này, mũi taro sẽ gia công liền mạch và không có cắt phoi, vì vậy khi tiến hành gia công lỗ sâu ở chế độ này, mũi taro sẽ không được đảo chiều cắt phoi tự động, dễ gây ra hiện tượng kẹt phoi, gãy mũi. Vậy nên, trong trường hợp cần gia công lỗ sâu, Quý khách hàng nên thiết lập chế độ Deep hole operation trên menu màn hình cảm ứng của máy taro điện.

Lựa chọn không đúng kích thước máy taro điện tự động

Nguyên nhân cuối cùng dễ gây ra hiện tượng gãy mũi taro chính là lựa chọn không đúng kích thước máy taro điện tự động. Vì nếu chọn cỡ máy quá to – CKV-M36 – để gia công lỗ nhỏ từ M2 – M5 thì sẽ dễ khiến mũi taro bị gãy. Do trọng lượng khung cần của máy quá to và nặng, đầu máy chứa động cơ rất lớn, sẽ tác động một lực lớn tương đương lên mũi taro trong quá trình gia công, khiến cho mũi taro kích thước nhỏ thường không chị nổi trọng lực và hướng ly tâm của hệ thống khung cần to lớn này, và mũi taro sẽ bị bẻ gãy.

Công ty TNHH Cơ khí Thành Đăng

Địa chỉ: Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0988.947.555 / 0977.347.555

Email: cokhi.thanhdang@gmail.com

Website: https://khomayvn.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *